SEO là gì?
SEO (Search Engine Optimization) đơn giản là một kỹ thuật tối ưu hoá website, giúp bạn nâng hạng website lên top Google và thu về free traffics.
Chúng ta thu về free traffic từ SEO như thế nào?
Khi người dùng search keyword, một loạt các website tương ứng với keyword đó sẽ hiện ra. Và nếu website của bạn nằm trong top đầu các trang web hiển thị tương ứng với keyword đó, thu hút người dùng click vào view website. Khi đó, bạn đã nhận được free organic traffic trực tiếp từ Google.
SEO hoạt động như thế nào?
SEO giúp tối ưu website của bạn nhằm thu về free organic traffics từ search engine. SEO gồm 3 vấn đề chính:
- Keyword Research
- On-page SEO
- Off-page SEO
Vậy còn Keyword Research?
Keyword Research đơn giản là nghiên cứu, tìm kiếm các keywords có thể giúp bạn tối ưu rank website của mình trên Google.
Để tìm được những keyword này, bạn cần thực hiện một loạt các nghiên cứu về chỉ số keyword.
Để xác định các keyword tiềm năng, hãy sử dụng các keyword research tool như h-supertools.com để xem chỉ số về search volume (Monthly Search Volume) để đo lường lượng người đang tìm kiếm keyword này. Volume càng cao nghĩa là càng có nhiều người search keyword này, chứng tỏ keyword càng tiềm năng và hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng kết hợp, áp dụng đồng thời các keyword này để tối ưu rank website trên Google.
Để xác định các keyword liên quan, bạn có thể sử dụng chức năng Google Search.
Ví dụ, khi bạn search cụm từ ‘email marketing’, Goolgle sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm liên quan đến keyword này. Trên trang search result, nếu bạn kéo xuống dưới cùng, bạn sẽ thấy hiển thị các keyword liên quan ở phần Related Searches.
Trên các keyword research tool như h-supertools.com, bạn cũng có thể tìm thấy các keyword liên quan cùng những thông tin cần thiết như search volume của từng keyword ở phần đề xuất bên dưới (Related Keywords Search Data).
Sau khi xác định được những keyword nhiều tiềm năng (có search volume cao, khoảng 1000-2000), chúng ta cần sàng lọc lại, và chọn ra những keyword có độ cạnh tranh thấp.
Chúng ta sẽ dựa vào chỉ số SEO Difficulty để xác định được độ cạnh tranh của keyword. Chỉ số này càng thấp, độ cạnh tranh càng thấp, keyword này càng dễ lên rank Google.
Để tìm được chỉ số SEO Difficulty của một keyword, chúng ta có thể sử dụng công cụ Ubersuggest (neilplate.com).
Hiểu về On-page SEO?
On-page SEO đơn giản là những gì bạn thực hiện trên website, trên page của mình như edit title, text, image, url, etc để tối ưu cho search engine, giúp tăng rank website/page trên Google.
Để On-page SEO được phát huy hiệu quả nhất, bạn cần lưu một số nội dung sau khi thực hiện:
- Đảm bảo title bài viết/sản phẩm có chứa các keyword đã chọn
- Đảm sử dụng các keyword đã chọn xuyên suốt nội dung bài viết
- Khi thêm hình ảnh vào bài viết, đảm bảo thêm keyword vào ô Alt Text (alternative text) và phần image description
- Khi thêm hình ảnh vào bài viết, lưu ý nén và tối ưu file ảnh để gia tăng tốc độ website.
- Đảm bảo url bài viết/sản phẩm được edit xúc tích, ngắn gọn, và có chứa các keyword đã chọn
Để kiểm tra mức độ tối ưu của bài viết, website, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra On-page Optimization như plugin Yoast SEO.
Sau khi hoàn thành bài viết, chỉ cần click vào Yoast SEO, nó sẽ hiện ra một bảng phân tích SEO chi tiết, giúp chỉ ra những điều cần chỉnh sửa để tối ưu bài viết của bạn như SEO title, images, meta description, …, nó sẽ cho bạn biết tất cả những gì bạn cần làm để tối ưu bài viết của mình cho On-page SEO.
On-page SEO là những gì bạn làm trực tiếp trên website/page của bạn cho để tối ưu search engine, thể hiện sự thân thiện với search engine, và khiến nó hiểu được website/page của bạn đang nói về keyword này.
Hiểu về Off-page SEO?
Off-page SEO đơn giản là những gì bạn làm bên ngoài website/page của mình và sẽ tác động ngược lại, giúp nâng rank website trên Google.
Hoạt động cơ bản nhất của Off-page SEO là tạo ra các social signal thông qua việc chia sẻ website/page của mình lên các kênh social media.
Social signal là chỉ số mà search engines sử dụng để track xem có bao nhiêu người đang tương tác với website của bạn trên social media.
Google track các social signal của website để biết liệu mọi người có đang chia sẻ, tương tác với chúng trên social media. Google cũng check liệu website của bạn có nhận được traffic từ social medial.
Bên cạnh việc chia sẻ website lên các kênh social media, bạn cũng cần quan tâm đến backlink. Backlinks là các đường link từ website khác dẫn về website của bạn.
Các link về bài viết, hoặc website được chèn trong một bài viết khác chính là các backlinks. Khi tìm kiếm keyword trên Ubersuggest, bạn cũng sẽ tìm thấy chỉ số về backlinks của keyword đó.
Khi bạn có nhiều backlinks, nó sẽ thể hiện cho Google và Search Engine thấy website của bạn là một trang web quan trọng, mọi người đều đang kết nối với website này, website này cung cấp những thông tin hữu ích, và điều đó sẽ giúp nâng rank website của bạn.
Vậy nên, việc xây dựng các backlink là rất cần thiết để nâng hạng rank website trên Google. Để xây dựng các backlink, bạn có thể gửi mail đến các website owner khác đề nghị trao đổi, hỗ trợ backlink cho nhau, hoặc mua backlink từ họ.
Một yếu tố khác cần quan tâm tron Off-page SEO chính là 2 chỉ số Bounce Rate và Session Duration.
Chúng đo lường thời lượng người dùng dừng lại trên website của bạn. Bounce Rate càng thấp, Session Duration càng cao và ngược lại.
Nếu bạn muốn nâng hạng rank website, bạn cần giảm bounce rate và tăng session duration bằng cách đầu tư vào nội dung website, chất lượng hình ảnh, bài viết, cung cấp những thông tin/sản phẩm thật sự hữu ích đến người dùng.
Với Off-page SEO, bạn sẽ cần tạo ra social signals, chia sẻ website của mình lên các trang social media, xây dựng backlinks, và đầu tư nội dung website thật chỉn chu.
Và đó và cách SEO giúp tối ưu website của bạn nhằm giúp bạn thu về free organic traffics từ Google. Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có một góc nhìn tổng quát và hiểu được từng đi trong SEO để thu về free traffic từ Google
Rabful – Dịch vụ fulfill uy tín chất lượng
Các bài viết tham khảo khác:
- Thành công với mũ trong mảng POD
- So sánh giữa Dropshipping và POD
- Sử dụng tối đa tiềm năng ChatGPT trong mảng POD